https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 4 nguyên nhân gây hiện tượng đau đầu nhũ hoa khi mang thai

4 nguyên nhân gây hiện tượng đau đầu nhũ hoa khi mang thai

Hiện tượng đau đầu nhũ hoa khi mang thai có thể gặp ở bất cứ mẹ bầu nào. Đây có thể chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường do thay đổi hormone, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị nứt đầu nhũ hoa. Dù là nguyên nhân nào thì hiện tượng này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tâm trạng của các chị em khi mang thai.

Bị đau đầu nhũ hoa khi mang thai hãy nghĩ ngay tới 4 nguyên nhân này

Hầu hết chị em trong giai đoạn mang thai đều trải qua cảm giác đau đầu nhũ hoa. Trước tiên cần khẳng định hiện tượng này không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi, tuy nhiên việc đau tức kéo dài có thể ảnh hưởng phần nào tới tâm trạng và cảm xúc của mẹ bầu. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này? Theo các chuyên gia, có tới 4 nguyên nhân sau đây:

 Hiện tượng đau đầu nhũ hoa khi mang thai là do nội tiết tố thay đổi

Hiện tượng đau đầu nhũ hoa khi mang thai là do nội tiết tố thay đổi

+ Thứ nhất: Đau đầu nhũ hoa khi mang thai là do nội tiết tố nữ estrogen và progesterone tăng sinh quá nhiều gây kích thích các mô tuyến vú nở ra khiến cho bầu ngực căng cứng, đau nhức và rất nhạy cảm khi chạm vào.

Cảm giác đau có thể giống với dấu hiệu trước kỳ kinh nguyệt nhưng mức độ đau nhiều hơn.

+ Thứ 2: Sự phát triển của thai nhi có thể khiến cho dạ dày và cơ hoành bị ép lại gây ra chứng ợ nóng trong giai đoạn mang thai. Điều này cũng sẽ làm nảy sinh hiện tượng đau đầu nhũ hoa.

+ Thứ 3: Sự căng cứng của các cơ cũng như dây chằng ở vùng ngực có thể khiến cho bầu ngực và đầu nhũ hoa trở nên đau nhức. 

+ Thứ 4: Ngoài hiện tượng thay đổi hormone, các mẹ bầu cũng đừng quên kiểm tra đầu ti thường xuyên để biết đầu nhũ hoa có bị khô, nứt nẻ hay không. Đây cũng là nguyên nhân nhiều chị em mắc phải trong quá trình mang thai, nếu bị nứt đầu ti hãy tìm cách khắc phục ngay để không bị viêm, nhiễm trùng kéo dài.

Mách bà bầu cách khắc phục hiện tượng đau đầu vú

Để khắc phục hiện tượng đau đầu nhũ hoa khi mang thai, các chị em có thể áp dụng tại nhà những phương pháp vô cùng đơn giản dưới đây:

 Tắm nước ấm giúp giảm đau núm vú khi mang thai

Tắm nước ấm giúp giảm đau núm vú khi mang thai

>>Xem thêm: Cách dùng miếng dán chuyên dụng cho mẹ bị nứt cổ gà

Tắm nước ấm

Thư giãn dưới vòi nước ấm là cách để giảm căng thẳng toàn thân hiệu quả, bên cạnh đó nước ấm còn giúp giảm đau núm vú khi mang thai do nhiệt độ nước làm giãn tạm thời các ống dẫn sữa. Thời gian tắm chỉ nên kéo dài từ 10-15 phút thôi các mẹ nhé.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước không chỉ tốt cho mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp giảm đau đầu nhũ hoa hiệu quả. Bởi khi thiếu nước cơ thể sẽ có xu hướng giữ nước nhiều hơn dẫn tới núm vú bị sưng đau nhức. Lượng nước tối thiểu trong ngày nên duy trì là 2 lít nước, đồng thời giảm lượng muối nạp vào và hạn chế đồ uống có chứa caffeine vì sẽ khiến bạn đi vệ sinh nhiều hơn.

 Sử dụng miếng lót ngực giúp tránh những va chạm không cần thiết tới bầu ngực

Sử dụng miếng lót ngực giúp tránh những va chạm không cần thiết tới bầu ngực

>>Xem thêm: Mẹ bỏ túi ngay 5 cách chữa nứt cổ gà nhanh nhất

Dùng miếng lót ngực

Một miếng lót ngực êm ái nhẹ nhàng sẽ giúp cho núm vú của mẹ bầu được bảo vệ để tránh những va chạm không cần thiết, từ đó sẽ giảm hiện tượng đau đầu nhũ hoa.

Sử dụng kem bôi

Nếu đầu nhũ hoa bị đau do khô, nứt nẻ chắc hẳn bạn sẽ cần sử dụng 1 loại kem bôi có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên như hoa cúc, mỡ cừu… để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. 

Thời điểm để thoa kem bôi tốt nhất đó là sau khi tắm xong, lúc này da còn mềm nên sẽ giúp kem thẩm thấu nhanh hơn.

 Áo ngực có kích thước phù hợp không gây chèn ép lên bầu ngực

Áo ngực có kích thước phù hợp không gây chèn ép lên bầu ngực

Lựa chọn áo ngực có kích thước phù hợp

Một chiếc áo ngực bó sát trông thật gọn gàng nhưng lại khiến bầu ngực cảm thấy khó thở và xuất hiện hiện tượng đau đầu nhũ hoa. Do đó, trong quá trình mang thai mẹ bầu nên lựa chọn áo ngực có kích thước phù hợp, chất liệu mềm mại để bầu ngực được “thở”. Nếu có thể hãy “thả rông” bầu ngực sẽ giúp mẹ bầu thấy thoải mái hơn.

Đa số các trường hợp bị đau đầu vú khi mang thai đều không nguy hiểm cho mẹ và bé, hiện tượng này sẽ tự biến mất trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau đầu nhũ hoa kèm theo những triệu chứng khác như: ho, khó thở, chóng mặt, đổ mồ hôi… hãy tới ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.

>>Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ bầu cách trị nứt đầu nhũ hoa khi mang thai

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46