https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Bé sơ sinh bị mẩn đỏ ở cổ cần chăm sóc như nào?

Bé sơ sinh bị mẩn đỏ ở cổ cần chăm sóc như nào?

Là vùng nếp gấp cộng với làn da mỏng manh, nhạy cảm nên việc bé sơ sinh bị mẩn đỏ ở cổ là chuyện thường ở huyện. Việc cổ trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ tuy không đáng ngại nhưng cũng không được coi thường.

Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở cổ là bị bệnh gì?

Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở cổ không phải là chuyện xưa nay hiếm và thực tế cho thấy cũng có rất nhiều nguyên nhân cộng hưởng gây ra bệnh lý này ở trẻ. Cùng điểm danh xem bé nhà bạn bị mẩn đỏ ở cổ là do đâu nhé.

- Rôm sảy: Thời tiết nắng nóng, oi bức khiến lượng mồ hôi của trẻ tiết ra nhiều gây ứ đọng, bít tắc lỗ chân lông nên khiến trẻ dễ bị rôm sảy. Một trong những khu vực dễ mọc rôm sảy đó là cổ với những nốt mẩn đỏ li ti khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.

Mọc rôm sảy khiến bé mẩn đỏ ở cổ

Mọc rôm sảy khiến bé mẩn đỏ ở cổ

- Hăm da: Cổ của trẻ có nhiều nếp gấp và ngấn nên dễ bị cọ xát, tổn thương. Khi trẻ ăn, ti sữa cũng dễ bị rơi xuống cổ, việc không được vệ sinh sạch sẽ sẽ gây hăm da ở trẻ với những nốt mẩn đỏ, căng da. Hăm cổ thường xuất hiện nhiều ở những bé bụ bẩm kiểu “cổ liền vai”.

- Vết cò mổ: Là biểu hiện thường gặp ở những trẻ mới sinh với những đốm hồng nhỏ, thông thường hiện tượng này sẽ tự biến mất sau vài tháng nên cha mẹ không cần lo lắng.

- Kích ứng da: Việc bị ma sát do khăn quàng cổ, mặc áo cổ cao cọ vào liên tục cũng dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ ở cổ trẻ. Hoặc việc vệ sinh bằng sản phẩm dễ gây kích ứng da cũng khiến trẻ bị mẩn ngứa, mẩn đỏ ở cổ.

- Trẻ bị nấm da: Dư thừa độ ẩm và mồ hôi ở cổ ra nhiều, thức ăn, sữa rơi vãi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn phát triển và gây nấm da ở cổ. Nấm men tái phát mà chủ yếu là nấm Candida và điều này cũng khiến trẻ bị mẩn đỏ ở khu vực cổ hoặc lan rộng sang các khu vực khác.

Nấm da cũng làm nổi mẩn đỏ ở cổ trẻ sơ sinh

Nấm da cũng làm nổi mẩn đỏ ở cổ trẻ sơ sinh

Xử trí thế nào khi bé sơ sinh nổi mẩn đỏ khắp cổ?

Khi bé sơ sinh bị mẩn đỏ ở cổ không chỉ gây khó chịu, ngứa ngáy mà còn có thể làm trẻ mất ngủ, biếng ăn, quấy khóc, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Có thể hiện tượng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ sẽ tự biến mất nhưng nếu cứ để kéo dài sẽ khiến trẻ ăn không ngon, ngủ không yên. Do đó, các mẹ cần thực hiện các biện pháp chăm sóc và điều trị dưới đây để xóa sổ tình trạng này của trẻ:

- Vệ sinh vùng cổ của trẻ sạch sẽ bằng sản phẩm thảo dược có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, làm sạch da như Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Hoặc có thể tắm, rửa vùng cổ của trẻ bằng các loại lá tắm dân gian như lá khế, lá chè xanh, lá trầu không có chứa kháng sinh tự nhiên nhưng phải đảm bảo là những loại lá cây này có nguồn gốc xuất xứ an toàn.

Mặc đồ thoáng mát giúp bé dễ chịu hơn

Mặc đồ thoáng mát giúp bé dễ chịu hơn

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông

- Cho trẻ mặc đồ thoáng mát: Mặc quần áo rộng rãi, mềm mịn, thấm hút mồ hôi tốt từ cotton cũng sẽ giúp tình trạng mẩn đỏ ở cổ trẻ thuyên giảm, cải thiện. 

- Giữ không gian sống, nơi vui chơi của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát.

- Tuyệt đối không để trẻ cào, cấu, gãi lên vùng da bị mẩn ngứa ở cổ vì có thể gây lở loét, viêm da.

- Không tự ý bôi thuốc ngoài da hoặc cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

- Khi bé sơ sinh bị mẩn đỏ ở cổ mẹ nên tạm ngưng sử dụng các sản phẩm sữa tắm, dầu gội có chứa chất tạo bọt, chất tạo mùi, chất bảo quản, tấy tẩy rửa vì sẽ làm kích ứng da trẻ, khiến hiện tượng mẩn đỏ ở trẻ nặng nề thêm.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46