https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Những dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe thông qua thóp trẻ sơ sinh

Những dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe thông qua thóp trẻ sơ sinh

Thóp trẻ sơ sinh là một bộ phận rất quan trọng, bởi nó có thể cho biết tình trạng sức khỏe của trẻ. Vì thế các mẹ cần bảo vệ, chăm sóc bộ phận này một cách cẩn thận, kĩ càng.

1. Tìm hiểu về chức năng của thóp trẻ sơ sinh 

Khi chào đời hộp sọ của trẻ chưa được nối liền nên giữa các xương sẽ có khoảng cách và để nối chúng lại sẽ có các khớp. Và những điểm trũng thấp xuống giữa những khớp nối đó được gọi là thóp. Phần thóp này được phân thành 2 phần thóp trước và thóp sau. 

 Thóp trẻ sơ sinh có chức năng bảo vệ bộ não

Thóp trẻ sơ sinh có chức năng bảo vệ bộ não

Phần thóp trước của trẻ có hình thoi, là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Phần thóp sau có hình tam giác, là khe hở giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm.

Thóp trẻ sơ sinh có cấu trúc màng sợi để gắn kết xương đầu lại với nhau và cũng là đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ. Nhờ những lớp màng sợi này mà đầu bé có thể thay đổi kích thước và hình dạng phù hợp với đường âm đạo của mẹ để ra đời thuận lợi hơn. Bên cạnh đó sau khi sinh ra chức năng chính chủ yếu của thóp trẻ sơ sinh dùng để bảo vệ bộ não trước những sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Ngoài ra phần thóp còn còn có tác dụng như một lớp đệm bảo vệ cho khu vực đầu không bị chấn thương khi chẳng may bị té.

Tìm hiểu: Thóp sau của bé sơ sinh lõm có nguy hiểm không?

2. Những dấu hiệu bất thường của thóp trẻ sơ sinh cảnh báo tình trạng sức khỏe

- Thóp trẻ sơ sinh đóng quá sớm hoặc quá muộn 

Khi sinh ra thóp trẻ sơ sinh thường có kích thước khoảng 2,5 x 2,5cm. Và qua một thời gian khoảng từ 2 đến 3 tháng, thóp sẽ tự động rộng ra rồi đến khi được 12 tháng sẽ thu nhỏ lại và sẽ đóng kín hoàn toàn trước 24 tháng. Đây là sự phát triển rất bình thường của thóp. 

Nhưng nếu trong trường hợp khi sinh ra các mẹ thấy thóp của trẻ quá nhỏ hay hầu như đã khép lại hoặc khép lại quá chậm so với thời gian cho phép thì cần đưa con đến cơ sở y tế để được kiểm tra và có hướng tư vấn chế độ chăm sóc điều trị đặc biệt. Bởi đó chính là dấu hiệu cho biết trẻ đang gặp một số bệnh lý như còi xương, suy dinh dưỡng, chức năng tuyến giáp bị suy giảm, trí tuệ kém phát triển. 

Vậy điều cần làm lúc này là gì? Trước hết các mẹ hãy đưa bé đến thăm khám ở những cơ sở y tế hay bệnh viện nhi. Sau đó nên bổ sung chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ. Ngoài ra hãy nhớ việc các mẹ bổ sung lượng can xi quá nhiều hay quá ít khi mang thai cũng sẽ là nguyên nhân dẫn tới sự đóng nhanh, khép chậm của thóp. 

- Thóp trẻ sơ sinh phồng lên hay lõm xuống 

Thông thường thóp trẻ sơ sinh sẽ phồng lên hay lõm xuống theo nhịp thở của trẻ. Tuy nhiên khi bình thường bạn sờ vào thóp của trẻ mà cảm thấy căng phồng thì chứng tỏ áp suất trong não của chúng đang tăng cao và đó chính là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị mắc một số bệnh như viêm màng não, não úng thủy. Còn nếu như thóp bị lõm xuống quá sâu chứng tỏ trẻ bị mất nhiều nước nên cơ thể mệt mỏi thường hay quấy khóc. 

Đọc thêm: Bé sơ sinh bị rụng tóc ở thóp có nguy hiểm không

3. Những thói quen ảnh hưởng tới sự phát triển của thóp trẻ sơ sinh

 Không nên giữ quá ấm phần thóp của trẻ sơ sinh

Không nên giữ quá ấm phần thóp của trẻ sơ sinh

  • Giữ ấm quá mức 

Nhiều bà mẹ cho rằng khi sinh ra thóp trẻ sơ sinh thường yếu nên cần đội mũ, trùm khăn thật kín để tránh gió lùa. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm. Bởi khi quá kín sẽ khiến mồ hôi không thoát ra được gây bít lỗ chân lông từ đó sẽ khiến thóp phát triển không bình thường. 

  • Để trẻ nằm gối sớm

Trẻ nằm gối sớm cũng sẽ khiến phần xương đầu còn mềm yếu dễ bị biến dạng. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thóp trẻ sơ sinh. Vì vậy để tránh điều này các mẹ chỉ nên cho trẻ gối đầu trên một chiếc khăn mềm. 

  • Cắt tóc máu cho trẻ quá sớm 

Một số bà mẹ quan niệm rằng cắt tóc máu sớm để cho thóp trẻ sơ sinh được thông thoáng, dễ phát triển. Thế nhưng theo các nhà chuyên môn khi cắt tóc máu sớm sẽ khiến phần thóp bị lạnh và dễ làm trẻ bị cảm sốt. Bởi phần tóc này có tác dụng bảo vệ tốt cho phần đầu của trẻ. 

Như vậy mỗi biểu hiện bất thường của thóp trẻ sơ sinh đều nhằm cảnh báo những dấu hiệu về sức khỏe, Do đó, các mẹ đừng chủ quan nhé.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46