https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh: Nhận biết sớm, điều trị kịp thời

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh: Nhận biết sớm, điều trị kịp thời

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu và rất nhạy cảm. Nếu cha mẹ không sớm nhận biết, để tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ, khiến trẻ chậm lớn, còi cọc…

Nguyên nhân khiến bé bị rối loạn tiêu hóa

Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng nguồn thức ăn chủ yếu là sữa mẹ hoặc sữa công thức. ở độ tuổi này nếu mắc rối loạn tiêu hóa nguyên nhân có thể là do trẻ hấp thu không hết lượng sữa đưa vào cơ thể, do cha mẹ cho bé ăn không đúng cách, do loại sữa công thức không phù hợp và cũng có thể là do chế độ ăn của mẹ thiếu hợp lý.

 Rối loạn tiêu hóa là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh

Rối loạn tiêu hóa là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh

Đối với trẻ trên 6 tháng đã bắt đầu ăn dặm nếu bị rối loạn tiêu hóa nguyên nhân gây ra có thể là do, chế độ ăn không phù hợp với trẻ. 

Ngoài chế độ ăn uống, việc sử dụng kháng sinh cho trẻ sơ sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa cho bé.

Dấu hiệu điển hình của bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ xuất hiện một số triệu chứng điển hình như:

– Tiêu chảy: Đây là dấu hiệu điển hình khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Tiêu chảy khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, chán ăn, gây mất nước, điện giải và có nguy cơ gây tử vong rất cao.

Cha mẹ hãy quan sát số lần đi ngoài trong ngày, chất lượng phân của bé. Trẻ bị tiêu chảy phân sẽ lỏng hơn bình thường rất nhiều. Tùy vào mức độ tiêu chảy mà phân có thể chỉ có mình nước.

– Nôn trớ: Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ bị nôn trớ. Dấu hiệu này do thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày qua đường miệng. Đối với trẻ sơ sinh, nôn trớ có thể do trẻ bú quá no, mẹ cho trẻ bú sai tư thế hoặc cũng có thể bé ngậm không hết núm ti khiến trẻ nuốt phải hơi.

 Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh gây nôn trớ

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh gây nôn trớ

– Táo bón: Tình trạng này khiến trẻ ít đi ngoài, khoảng 3 hoặc 4 hôm trẻ mới đại tiện một lần. Táo bón thường phân khô, cứng và đóng khuôn khiến việc đi đại tiện rất khó khăn. Bên cạnh đó, bé còn có dấu hiệu bụng cứng và đau, đầy bụng dẫn đến trẻ biếng ăn, chậm lớn và hay quấy khóc.

Phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng của bệnh để có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Đối với trẻ sơ sinh khi bị táo bón không thể giải quyết đơn giản bằng việc ăn nhiều chất xơ như người lớn. Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ cần tăng cường cho trẻ bú nhiều hơn, bởi vì trong sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất và kháng thể, giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.

 Điều trị rối loạn tiêu hóa để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh

Điều trị rối loạn tiêu hóa để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh

Những trẻ sử dụng sữa công thức, cha mẹ chú ý lựa chọn loại sữa có chứa nhiều chất xơ. Bên cạnh đó cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ pha sữa, pha theo đúng hướng dẫn và thời gian các cữ sữa cần cách nhau sao cho khoa học.

Trường hợp trẻ rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy cha mẹ cần chú ý bổ sung nước và điện giải, đề phòng trường hợp trẻ bị mất nước. Việc bổ sung nhiều nước này còn được áp dụng khi trẻ bị táo bón để làm mềm phân, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Đồng thời, mẹ cần ăn nhiều rau xanh, bổ sung chất xơ và đồ mát để tăng thêm dinh dưỡng cho nguồn sữa, giúp bé dễ dàng hấp thu hơn.

Ngày nay, có rất nhiều bài thuốc dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cha mẹ không nên áp dụng những phương pháp này vì trẻ còn nhỏ dễ xảy ra hiện tượng kích ứng. Tốt nhất khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp và an toàn nhất.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46