https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Rốn trẻ sơ sinh – 4 điều cần biết

Rốn trẻ sơ sinh – 4 điều cần biết

Một trẻ sơ sinh khi chào đời bình thường có trọng lượng cơ thể chỉ trong khoảng từ 2,5 – 4,5kg. Tuy vậy, những vấn đề liên quan đến trẻ sơ sinh lại tỉ lệ nghịch với chỉ số cân nặng ít ỏi này. Rốn của trẻ sơ sinh là một ví dụ điển hình: Bao lâu thì rụng rốn? Chăm sóc rốn cho trẻ như thế nào? Dấu hiệu như thế nào là bệnh lí ở rốn trẻ sơ sinh? Hàng loạt những câu hỏi làm cho những người lần đầu làm bố mẹ phải đau đầu, lo nghĩ sẽ có lời giải với bài viết sau.

1.    Rốn của trẻ sơ sinh có vai trò gì?

 Dây rốn khi trẻ còn trong bụng mẹ

Dây rốn khi trẻ còn trong bụng mẹ

    Có thể nói, rốn chính là sợi dây liên lạc đặc biệt, là sự gắn kết giữa trẻ và người mẹ. Trong suốt thời gian mang thai chín tháng mười ngày, thai nhi được nhận chất dinh dưỡng, ô xy cần thiết để phát triển từ mẹ thông qua chính dây rốn này. Dây rốn vừa kết nối với thai nhi vừa kết nối với nhau thai bám ở thành trong dạ con của người mẹ. Dây rốn không chỉ chuyển “năng lượng” cần thiết cho thai nhi, mà khi thai nhi ở vào tam cá nguyệt thứ 3, dây rốn còn có thể trở thành “đồ chơi” của các bé trong bụng mẹ.

    Sau khi trẻ chào đời, các bé có thể tự thở, tự bú, tự vệ sinh cho nên dây rốn không cần thiết nữa. Ngay khi bé ra đời, dây rốn sẽ được cắt bỏ đi. Rốn của trẻ sơ sinh chính là phần cuống rốn còn lại sau khi đã được bác sĩ sản khoa cắt bỏ dây rốn tại phòng sinh.

2.    Khi nào thì rốn rụng?

 Quá trình rụng rốn trẻ sơ sinh

Quá trình rụng rốn trẻ sơ sinh

    Phần cuống rốn được kẹp lại sẽ khô và tự rụng trong khoảng thời gian 1 đến 2 tuần. Cũng có trường hợp có trẻ rụng rốn sớm hơn hoặc muộn hơn. Các ông bố bà mẹ không nên quá sốt ruột khi thấy cuống rốn của trẻ chưa rụng mà có những hành động không đúng như tự kéo giật khiến chân rốn rụng. Điều này sẽ khiến cho bé bị đau và gây ra những biến chứng như nhiễm trùng rốn, sưng tấy, mưng mủ… và nhiều hệ quả khác. Nên nhớ rằng thời gian rụng rốn của mỗi đứa trẻ không hoàn toàn giống nhau. Trẻ là con rạ (con thứ 2, 3) thường có thời gian rụng rốn sớm hơn trẻ là con so (con đầu lòng); trẻ sinh đủ tháng cũng thường rụng rốn sớm hơn trẻ sinh non, thiếu tháng.

3.    Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng cách?

  •     Khi trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

 Vệ sinh rốn trẻ sơ sinh đúng cách

Vệ sinh rốn trẻ sơ sinh đúng cách

Trong khi chờ rốn trẻ sơ sinh tự rụng, bạn cần biết cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh khoa học, hợp lí. Cần chú ý những điều sau:

- Sau 24h sau sinh, mặt cắt của cuống rốn đã khô, nên tháo kẹp an toàn ra khỏi cuống rốn  của trẻ sơ sinh. Thường thì việc này do các hộ lý, y sỹ chuyên môn làm, vì lúc này, đa số trẻ và mẹ đều đang được chăm sóc tại các cơ sở y tế sau sinh.

- Khi thay áo, tã lót cho trẻ, phải tránh việc đụng chạm vào phần cuống rốn đang được kẹp của trẻ, nếu không trẻ sẽ bị đau, việc va chạm có thể khiến cho phần cuống rốn bị kéo giật dẫn đến sưng, đỏ…

- Không nên mặc áo quá chật, bó sát cơ thể, nếu mặc bỉm, cần chú ý để không che kín phần rốn của trẻ sơ sinh. Nên để rốn trẻ sơ sinh thoáng mát, như thế cuống rốn sẽ nhanh khô hơn khi được tiếp xúc với không khí.

- Cần vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh thường xuyên bằng các dụng cụ riêng. Cũng giống như cơ thể cần tắm rửa mỗi ngày, bạn cũng phải giữ vệ sinh và làm sạch rốn cho trẻ. Dụng cụ cần có là cồn 70 độ, bông gạc vô trùng hoặc có thể dùng tăm bông loại dành riêng cho trẻ sơ sinh. Các bạn có thể mua các loại này ở hiệu thuốc. Quy trình vệ sinh rốn cho trẻ như sau:

+ Rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi vệ sinh cho trẻ.

+ Dùng cồn thấm vào gạc hoặc tăm bông, nhẹ nhàng lau ở chân cuống rốn và vùng da bụng xung quanh cuống rốn. 

Việc vệ sinh cuống rốn chỉ cần làm mỗi ngày một lần. Khi lau người hoặc tắm rửa cho bé, bạn cũng nên lặp lại quá trình trên để bảo đảm rốn trẻ được sạch sẽ.

- Tránh để nước tiểu, phân dính vào rốn trẻ vì chất bẩn có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể trẻ qua các mạch máu hở ở rốn.

  •     Sau khi rốn trẻ sơ sinh đã rụng

 Vệ sinh sau khi cuống rốn đã rụng

Vệ sinh sau khi cuống rốn đã rụng

 Sau khi cuống rốn đã rụng, việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh vẫn chưa kết thúc. Hãy nhớ:

- Mặc dù các mạch máu ở mặt cắt đã khô nhưng các vi khuẩn ngoài môi trường vẫn có thể xâm nhập vào trong cơ thể trẻ thông qua ngõ vào đặc biệt này. Cho nên, việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ ở chân cuống rốn vô cùng quan trọng.

- Bạn vẫn phải lặp lại quy trình vệ sinh rốn trẻ sơ sinh như khi chưa rụng, sau khi lau bằng cồn, có thể đợi khô và dùng gạc mỏng đặt lên che đi phần rốn đang lên da non để cách ly với môi trường bên ngoài.

4.    Những dấu hiệu bất thường ở rốn trẻ sơ sinh?

 Dấu hiệu bất thường ở rốn trẻ sơ sinh: sưng tấy, có dịch vàng

Dấu hiệu bất thường ở rốn trẻ sơ sinh: sưng tấy, có dịch vàng

    Trong quá trình chăm sóc trẻ nói chung, chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh nói riêng, khi phát hiện những dấu hiệu sau, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để có thể có cách điều trị và giải quyết khoa học:

- Thứ nhất, bạn nhìn thấy ở chân rốn của trẻ bị sưng tấy và có mùi hôi, từ chân rốn có thể có dịch ẩm ướt chảy ra. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng nước sát trùng để rửa cho bé nếu ở thể nhẹ. Ở thể nặng, trẻ có thể bỏ bú, quấy khóc và sốt. Người nhà cần kiên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều trị hiệu quả cho bé.

- Thứ hai, khi thấy phần bụng dưới rốn của trẻ bị sưng và tấy đỏ, nếu dùng tay vuốt bụng bé từ dưới lên hoặc trên xuống phát hiện mủ chảy ra từ cuống rốn thì có thể bé đã bị viêm tĩnh mạch hoặc động mạch rốn. Trường hợp này thường do việc vệ sinh cuống rốn không đảm bảo khiến cho vi khuẩn tấn công và xâm nhập vào bên trong cơ thể non nớt của bé. Cần phải đến ngay các cơ sở  y tế để được thăm khám và có sự can thiệp kịp thời, tránh để lại hậu quả nhiễm trùng máu ở trẻ

- Thứ ba, một số trẻ rụng rốn bình thường, không thấy sưng tấy nhưng ở chân rốn vẫn có dịch màu vàng nhạt. Đây thường là dấu hiệu của u hạt rốn, cũng cần có sự can thiệp của bác sĩ.

- Thứ tư, có trẻ cuống rốn bị sưng và chảy máu tươi. Đây là trường hợp rất nguy hiểm, nếu không nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa thì khó tránh hậu quả đáng tiếc.    

- Thứ năm, rốn trẻ đã rụng, khô ráo, lành lặn nhưng càng ngày càng lồi to, đặc biệt khi trẻ khóc, vặn mình. Nếu người nhà không quan tâm điều trị, lớn lên, trẻ sẽ có thể cảm thấy tự ti với lỗ rốn thiếu thẩm mỹ.

 Dấu hiệu bất thường ở rốn trẻ sơ sinh: Rốn lồi do bị thoát vị

Dấu hiệu bất thường ở rốn trẻ sơ sinh: Rốn lồi do bị thoát vị

Tóm lại, nếu nhìn thấy vùng bụng quanh rốn và rốn sưng, tấy đỏ, có dịch ẩm hoặc dịch, mủ, máu chảy ra, khi đụng vào vùng bụng, rốn trẻ bị đau, trẻ quấy khóc, bỏ bú và lên cơn sốt, người nhà cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế để có sự chỉ định điều trị, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra đối với các thiên thần nhỏ.

Chăm sóc trẻ sơ sinh là điều không hề dễ dàng. Rốn của trẻ sơ sinh, quả không quá lời khi người ta thường cho rằng đó là trung tâm vũ trụ! 

Trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhất để chăm sóc tốt cho bé yêu, để có thể vững vàng và bình tĩnh xử trí trước các tình huống xảy ra chính là cách làm cha mẹ thông thái nhất.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46